BẢO
VỆ RƠLE VÀ
TỰ ĐỘNG HÓA
Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ RƠLE
Chương 2: BẢO VỆ DÒNG ĐIỆN CỰC ĐẠI
Chương 3: BẢO VỆ DÒNG CÓ HƯỚNG
Chương 4: BẢO VỆ CHỐNG CHẠM ĐẤT
Chương 5: BẢO VỆ DÒNG SO LỆCH
Chương 6: BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH
Chương 7 : BẢO VỆ TẦN SỐ CAO VÀ VÔ TUYẾN
Chương 8 : TỰ ĐỘNG ĐÓNG NGUỒN DỰ TRỮ (TĐD)
Chương 9 : TỰ ĐỘNG ĐÓNG TRỞ LẠI NGUỒN ĐIỆN
(TĐL)
Chương 10: TỰ ĐỘNG HÒA ĐỒNG BỘ
Chương 11: TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÀ
CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
Chương 1: KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ RƠLE
I. Khái niệm chung:
I.1. Nhiệm vụ của bảo vệ rơle:
Khi thiết kế và vận hành bất kỳ một hệ thống
điện nào cần phải kể đến khả năng phát sinh hư hỏng và các tình trạng làm việc
không bình thường trong hệ thống điện ấy. Ngắn mạch là loại sự cố có thể xảy ra
và nguy hiểm nhất trong hệ thống điện. Hậu quả của ngắn mạch là:
a) Trụt thấp điện áp ở một phần lớn của hệ
thống điện
b) Phá hủy các phần tử bị sự cố bằng tia lửa
điện
c) Phá hủy các phần tử có dòng ngắn mạch
chạy qua do tác động nhiệt và cơ.
d) Phá hủy ổn định của hệ thống điện
Ngoài các loại hư hỏng, trong hệ thống điện
còn có các tình trạng việc không bình thường. Một trong những tình trạng việc
không bình thường là quá tải. Dòng điện quá tải làm tăng nhiệt độ các phần dẫn
điện quá giới hạn cho phép làm cách điện của chúng bị già cỗi hoặc đôi khi bị
phá hủy.
Để ngăn ngừa sự phát sinh sự cố và sự phát
triển của chúng có thể thực hiện các biện pháp để cắt nhanh phần tử bị hư hỏng
ra khỏi mạng điện, để loại trừ những tình trạng làm việc không bình thường có
khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và hộ dùng điện.
Để đảm bảo sự làm việc liên tục của các phần
không hư hỏng trong hệ thống điện cần có những thiết bị ghi nhận sự phát sinh của
hư hỏng với thời gian bé nhất, phát hiện ra phần tử bị hư hỏng và cắt phần tử bị
hư hỏng ra khỏi hệ thống điện. Thiết bị này được thực hiện nhờ những khí cụ tự
động có tên gọi là rơle. Thiết bị bảo vệ được thực hiện nhờ những rơle được gọi
là thiết bị bảo vệ rơle (BVRL).
Như vậy nhiệm vụ chính của thiết bị BVRL
là tự động cắt phần tử hư hỏng ra khỏi hệ thống điện. Ngoài ra thiết bị BVRL
còn ghi nhận và phát hiện những tình trạng làm việc không bình thường của các
phần tử trong hệ thống điện, tùy mức độ mà BVRL có thể tác động đi báo tín hiệu
hoặc đi cắt máy cắt. Những thiết bị BVRL phản ứng với tình trạng làm việc không
bình thường thường thực hiện tác động sau một thời gian duy trì nhất định
(không cần phải có tính tác động nhanh như ở các thiết bị BVRL chống hư hỏng).
I.2. Yêu cầu cơ bản của mạch bảo vệ:
I.2.1. Tính chọn lọc:
Tác động của bảo vệ đảm bảo chỉ cắt phần tử
bị hư hỏng ra khỏi hệ thống điện được gọi là tác động chọn lọc. Khi có nguồn
cung cấp dự trữ cho hộ tiêu thụ, tác động như vậy tạo khả năng cho hộ tiêu thụ
tiếp tục được cung cấp điện.
…
Download toàn bộ bài giảng tại: Bảo vệ Rơlevà tự động hóa. Pass giải nén: giaotrinhspkt
Cảm ơn bài viết chia sẻ của bạn, nó rất hữu ích. Like
ReplyDeleteBIẾN TẦN ATV312 | BIẾN TẦN MITSUBISHI | TỤ BÙ HẠ THẾ