Thật hạnh phúc phải không các em? Vậy là cánh cửa Đại học Sư
phạm Kỹ thuật đã rộng mở để đón chào các em rồi. Anh nhớ có một câu nói: Nếu có
một Trường nào đó đào tạo nên những kỹ sư, cử nhân thì Sư phạm Kỹ thuật đào tạo
nên những người Thầy của kỹ sư, cử nhân. Các em nên tự hào về điều đó và đừng
làm mất danh dự với câu nói này. Cái khác biệt của Sư phạm Kỹ thuật là các em
không những sống và làm công việc với khối óc của một kỹ sư, cử nhân mà còn với
trái tim của một người Thầy. Không những có trách nhiệm với công việc của bản
thân mình mà phải làm việc có trách nhiệm với đội nhóm, cộng đồng, thiên nhiên
và đào tạo thế hệ sau luôn tốt hơn ta dù làm bất cứ nơi đâu, vị trí nào.
Các em hãy thật tự hào hãnh
diện về truyền thống 55 năm của trường ta. Và hãy nhớ mỗi một trường có một bản
sắc và tự hào riêng. Các em đừng để mình bị cuốn vào những so sánh vô bổ giữa
các trường. Chỉ có nhóm chim sẻ mới đi so sánh và tranh luận về điều này. Đại
bàng có những cái nhìn và nhận định của đại bàng mà chim sẻ không bao giờ hiểu
được. Đừng biến mình là chim sẻ với những so sánh, tranh luận này. Nếu có bâng
khuâng hãy tìm hiểu kiểu như sự khác biệt giữa Harvard và Stanford vậy đó. Chả
ai đi tranh luận hai trường này trường nào tốt hơn!
Hãy thở và sống với thời sinh
viên được xem là thời đẹp nhất của một đời người. Thời của tuổi thanh xuân với
bao khát vọng hoài bão và cũng với biết bao cạm bẫy của cuộc đời. Bước qua thời
sinh viên anh nhận thấy một điều nếu em nào không vững vàng về 3 gốc rễ: Trí
tuệ (Hiểu biết đúng) – Đạo đức – Nghị lực thì thời sinh viên chính là thời gian
đầy cám dỗ nhất có thể đánh gục các em. Để bước đi vững chãi các em cần lưu ý
các việc sau:
1. Hiểu được vòng tròn đào
tạo
Giả sử công tác đào tạo có 5
vòng tròn, thì vòng tròn trung tâm (vòng tròn quan trọng nhất) chính là vòng
tròn đào tạo về 3 gốc rễ: Trí tuệ - Đạo đức – Nghị lực. Đối với vòng tròn này
các em phải xây dựng cho mình nhân cách cốt lõi (The core of personality) biết
cái nào đúng, cái nào sai, biết theo cái đúng bỏ cái sai. Biết học và làm vì
cái gì? Có cái nhìn đúng về nhân sinh quan, xã hội quan và thiên nhiên quan.
Khi các em có lẽ sống đúng, thấy được giá trị sống của mình thì mỗi ngày đi
học, mỗi ngày đi làm các em sẽ luôn thấy niềm vui, thấy đâu cũng là giá trị, là
ý nghĩa, cống hiến dễ dàng…Hãy xây dựng và rèn luyện giá trị 3 gốc rễ hàng
ngày.
Vòng tròn đào tạo thứ 2: là
các em phải học và làm việc để rà và biết được cái sở trường và sưu hướng tính
cách (Genitive propensities – Natural aptitude) của mình là gì. Chính điều này
sẽ nâng các em lên trong cuộc sống. Làm cho mình trở nên vượt trội và khác biệt
với đám đông.
Vòng tròn đào tạo thứ 3: là
các kỹ năng hay sự lành nghề (Skills – work training proficiency). Hãy trang bị
cho mình các kỹ năng cần thiết ngay trên ghế nhà trường bằng cách học và làm,
làm và làm. Tức là học và hành, hãy va chạm với thực tế cuộc sống càng sớm càng
tốt. Hãy học và nhảy ra xã hội đứng giữa trời tuyên bố hãy bóc lột tôi đi. Hãy
đi thực tập, kiến tập sớm nhất có thể, hãy tham gia các hoạt động đội nhóm,
cộng đồng, xã hội, mùa hè xanh, xuân tình nguyện…Và các chương trình đào tạo kỹ
năng từ những người Thầy giỏi. Phải có kỹ năng chuyên môn thật vững, bên cạnh
các kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng xây dựng đội nhóm, kỹ năng tự
tạo động lực, kỹ năng giao việc, kỹ năng đào tạo…Chỉ có một cách để có kỹ năng
là học và thực hành. Hãy nhảy ra cộng đồng làm, làm và làm để được cộng đồng
bóc lột từ đó dạy mình nên. Chỉ có nhóm gà công nghiệp và chim sẻ mới nghĩ có
thể học được các kỹ năng này từ trong chiếc lồng và máng ăn được cung cấp sẵn
của mình thôi.
Vòng trong thức 4: là vòng
tròn thông tin, kiến thức. Cái này chúng ta đã nạp 12 năm học phổ thông và tiếp
tục thêm 4 năm đại học. Hãy học với sự cần mẫn, chuyên cần. Biết thông tin nào
nên nạp và thông tin nào là rác nên bỏ.
Vòng tròn thứ 5 chính là vòng
tròn xã hội. Đối với vòng tròn đào tạo này các em phải dựa vào 4 vòng tròn đào
tạo kia để lựa cái hay mà học nếu không các em sẽ bị vòng tròn này đánh gục vì
mình đi đâu cũng thấy điều xấu nhiều và hiện hữu quanh mình. Các điều xấu đó là
nạp thông tin bậy, lười học, lười làm, sĩ diện, khôn lỏi, thích hưởng thu…như
file phim ảnh bậy nhiều hơn file tài liệu học, số lon bia và chai rượu nhiều
hơn số đầu sách, học 4 năm mà chẳng có môt tủ sách, cà phê, trà sữa nhậu khắp
nới (góp trong 3 tỷ USD cho bia rượu = tổng tiền xuất khẩu gạo/năm).
Đối với việc học các em phải
học và xây dựng từ gốc, từ trung tâm ra. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam ta
đang đào tạo ngược từ ngoài vào trong. Đó là lý do vì sao một năm trường ta đuổi
học hơn 500 sinh viên và cả xã hội có hơn 220.000 kỹ sư, cử nhân thất nghiệp.
2. Tìm cho mình 3 báo vật
cuộc đời
3 báo vật của cuộc đời người
đó chính là: Người Thầy hiền trí – Sách hay – Nhóm bạn tốt
Phải tìm cho mình được những
vị Thầy hiền trí – Thiện tri thức, tức là thầy cô tốt. Đừng bó hẹp phạm vi
trong trường mình mà các vị Thầy này có khắp mọi nơi, nơi các em học, nơi các
em làm thêm, dạy thêm, nơi các em phục vụ cộng đồng, phục vụ thiên nhiên. Mỗi
em nên có vài vị cho cuộc đời mình.
Sách hay, nếu các em chưa tìm
thấy những người thầy hiền trí thì phải tìm tới sách hay. Anh nói chân thành đã
là sinh viên phải có văn hóa đọc, đọc cái hay, cái đúng thật nhiều. Phải biết
nhìn vào Isreal một năm đọc trung bình 60 cuốn/năm, Nhật 30 cuốn, Malaysia 10 –
20 cuốn và phải biết hỗ thẹn khi Việt Nam ta chỉ đọc trung bình có 0.8
cuốn/năm. Hãy biết tìm sách về các vĩ nhân, bác học, anh hùng, khoa học, thám
hiểm, rèn nhân cách, đạo lý mà đọc tránh xa những loại ngôn tình 3 xu.
Nhóm bạn tốt, có thể nói cùng
vẽ nên sắc màu cuộc sống, giúp nhau thăng hoa trong thời gian sinh viên. Biết
thương yêu chia sẻ cho nhau, biết động viên vượt qua khó khăn, chia nhau niềm
vui nỗi buồn. Hay chính những kỷ niệm “khùng điên”, những kỷ niệm của sự ngẫu
hứng là từ những người bạn thời sinh viên này. Hãy cùng học, cũng chia sẻ với
nhau những buồn vui, nỗi buồn với nhóm bạn này. Và nhóm bạn này phải là nhóm
bạn tốt để ngăn điều xấu.
3. Những việc lưu tâm khác
- Từ vòng tròn đạo tạo phải
hỏi liên tục mình đến khi nào ra thì thôi: Lẽ sống của mình là gì? sứ mệnh
(Mission) cuộc đời mình là gì? Hay nhiệm vụ cuộc đời mình là gì?...Hay mình
xuống trái đất này để làm gì? Để biết chi không các em? Để ta không phải ở
trong nhóm này: “Nhiều người chết từ năm 25 tuổi, và mãi đến năm 75 tuổi mới được
chôn cất”. Lên một kế hoạch để “Quản trị cuộc đời của mình”
- Chuyên môn thật giỏi. Tiếng
Anh hoặc ngoại ngữ thật siêu, GPA phải từ 7.5 trở lên. Hãy bắt đầu từ bây giờ.
Đừng để như cái thằng ngồi viết cho các em những dòng này vẫn ngồi học anh văn
mỗi đêm.
- Thể thao: Đá bóng, cầu
lông, bóng chuyền, việt dã, đạp xe đạp hàng trăm cây số cùng nhau…3 – 4 tháng
phải hiến máu một lần. Chỉ có nhóm gà công nghiệp với chim sẻ mới quanh quẩn
nơi cửa chuồng của mình thôi.
- Làm việc cộng đồng. Hãy
gieo và trồng hạt giống thiện tâm của mình. 4 năm đại học hãy chọn một một việc
làm cộng đồng mà các em yêu thích, và thấy có ý nghĩa. Như cùng nhau thăm mái
ấm, nhà mở, cùng nhau xây tủ sách cho trẻ em nghèo, cùng trồng cây xanh, cùng
chăm sóc người neo đơn…Để các em gieo trồng hạnh phúc cho mình và cho người, từ
đó cột đạo đức được phát triển và sẽ có ngày các em được nhận lại. Đó chính là
những xuất học bổng, tình yêu thương, tâm rộng lớn mà không tiền bạc nào mua
được.
- Để làm tốt các điều trên
hãy học cách quản lý thời gian thật tốt.
- Và cuối cùng! Hãy dành thời
gian cho gia đình và thấu hiểu được nỗi vất vả và tình cảm của Cha Mẹ các em!
Võ Trung An – Cơ khí Chế Tạo
Máy – Khóa 2010
Ảnh: Trần Hoàng An sư
phạm Anh 08
No comments:
Write nhận xét